Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2009

Viral Marketing





Thuật ngữ Viral Marketing được đưa ra bởi giáo sư Jeffrey F. Rayport ở Trường kinh doanh Harvard tháng 12 năm 1996, trong một bài báo trên tạp chí Fast Company mang tên The Virus of Marketing. Thuật ngữ sau đó được phổ biến rộng hơn bởi Tim Draper và Steve Jurvetson, những người sáng lập hãng Draper Fisher Jurvetson vào năm 1997 để miêu tả dịch vụ thư của Window Live Hotmail kèm dịch vụ quảng cáo cho chính hãng này thông qua người sử dụng
Marketing virus(viral marketing) và quảng cáo virus là những thuật ngữ nhằm ám chỉ các kĩ thuật marketing sử dụng những mạng xã hội sẵn có để tác động và làm tăng cường sự nhận biết nhãn hiệu của công chúng, thông quá các quá trình tự nhân bản của virus, tương tự như quá trình tự nhân bản của virus máy tính.

Biện pháp Marketing này có thể là lời truyền miệng hoặc được trợ giúp bởi các ảnh hưởng của mạng Internet. Marketing virus là hiện tượng marketing tạo điều kiện và khuyến khích mọi người truyền đi thông điệp marketing của chính công ty một cách tự nguyện và vô tình.

Thông thường người ta nhận thấy, cứ một khác hàng hài lòng sẽ kể cho ít nhất 3 người nữa về sản phẩm mà họ thích, và 11 người khác về sản phẩm/dịch vụ mà họ không thích. Chiến lược marketing virus được tạo ra dựa trên hành vi tự nhiên này của con người.

Viral Marketing mô tả chiến thuật khuyến khích một cá nhân nào đó lan truyền một nội dung tiếp thị, quảng cáo đến những người khác, tạo ra một tiềm năng phát triển theo hàm mũ sự lan truyền và ảnh hưởng của một thông điệp như những con vi rút.
Các chiến dịch như vậy đã lợi dụng vào sự nhân rộng nhanh chóng để làm bùng nổ một thông điệp đến hàng ngàn, hàng triệu lần.
Với phương pháp này nhà tiếp thị sẽ tạo được một hiện tượng trong xã hội bằng cách khuyến khích các đối tượng truyền tải thông điệp một cách "tự nguyện". Thông điệp chuyển tải có thể là một Video clip, câu chuyện vui, Flash game, ebook, software, hình ảnh hay đơn giản là một đoạn text. Cho đến nay thì chưa có ai tổng kết có bao nhiêu loại hình Viral Marketing.
Nhưng để tạo ra một chiến dịch Viral Marketing có hiệu quả thì thật sự không dễ chút nào, bạn cần phải làm cho “virus” của mình là duy nhất, lôi cuốn, nó phải mang tính cá nhân và được truyền đi bằng sự cộng tác “đôi bên cùng có lợi”…

Theo kết quả thống kê của một công trình nghiên cứu thì chỉ có:

*

18% quảng cáo trên ti vi tạo ra một tỉ lệ hoàn vốn đầu tư khả quan.
*

84% các chiến dịch B2B mang lại mức doanh thu ngày càng thấp.
*

100% việc đầu tư thêm vào quảng cáo chỉ để tạo ra thêm 1% - 2% doanh thu.
*

14% người tiêu dùng tin vào quảng cáo.
*

Và 69% người tiêu dùng thích công nghệ ngăn chặn quảng cáo

Từ các số liệu “biết nói” này đã cho chúng ta nhận thấy rằng: Tiếp thị và quảng cáo truyền thống ngày càng trở nên lộn xôn, không đáng tin cậy; kém hiệu quả, chi phí cao hơn mà tỉ lệ hoàn vốn đầu tư lại thấp. Một triết lí đơn giản là: “...bất kì một chiến lượt Marketing tốn tiền bac nào mà không tạo ra tiền cho bạn đều là một chiến dịch Marketing phí tiền bạc…” (Kirk Cheyfitz, CEO, Story Worldwide); và kèm theo đó các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra một điều thú vị: trung bình thì một người có: 11 - 12 mối quan hệ mật thiết, khoảng 150 mối quan hệ xã hội, và từ 500 đến 1500 các quan hệ lỏng lẻo khác… Chính vì vậy, mà các nhà kinh tế đã tìm ra một “giải pháp” mới cho ngành tiếp thị hiện nay và nó đã dần dần khẳng định được sức mạnh của mình – “Sức mạnh của Word Of Mouth Marketing”.


Lợi thế InterBrand Media trong việc thực hiện Viral Marketing:

*

Hoạch định rõ ràng thông điệp, chủ đề, người truyền tin... trước khi thực hiện.
*

Có số lượng lớn dữ liệu đến vài triệu khách hàng
*

Đội ngũ cộng tác viên am hiểu thế giới Online để đẩy nhanh thông điệp quảng cáo
*

Bằng việc quảng cáo 2.0 trên sẽ giúp sản phẩm, thông điệp của bạn nhanh chóng đi vào thị trường với chi phí rẻ và hiệu quả... trong một chiến lược Marketing hiện đại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét